Phòng Đào tạo - Quản lý khoa học
26/04/2024
Thông tin chung:
Tên phòng: Phòng Đào tạo - Quản lý khoa học
Số điện thoại liên hệ: 02773. 853. 750
Email: phongdtqlkh@cdytdt.edu.vn
Lãnh đạo phòng:
Trưởng phòng: TS. Phan THanh Hoà
Phó trưởng phòng: Ths. Lê Quang Trí; Ths. Nguyễn Hoàng Thít
Chức năng - Nhiệm vụ:
- Tổ chức quản lý và thực hiện quá trình đào tạo và liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng các loại hình, ngành mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh cho phép.
- Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy, học tập; Nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và phục vụ giảng dạy. Hỗ trợ các khoa, trung tâm, bộ môn xây dựng các chương trình đào tạo.
- Tổ chức, đôn đốc, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác tuyển sinh, quy chế đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thực hành và thực tập.
- Nghiên cứu đề xuất phương hướng phát triển của Trường về mục tiêu đào tạo, các hệ đào tạo, cơ cấu ngành nghề, quy mô và phương thức đào tạo.
- Dự thảo các văn bản hướng dẫn công tác chuyên môn cho các đơn vị trong Trường. Quản lý, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo, nội dung và chương trình của các hệ đào tạo của nhà trường.
- Quản lý kết quả học tập của sinh viên, lưu trữ hồ sơ đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính, Quản trị thiết bị giao kế hoạch, kiểm tra và đánh giá nghiệm thu kết quả lao động của các giảng viên. Tổ chức các hoạt động chuyên môn cho giảng viên và sinh viên.
* Về Quản lý Khoa học – Đối ngoại: là các bộ phận trực thuộc sự quản lý của Phòng Đào tạo, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Hiệu trưởng công việc cụ thể sau:
a) Công tác kế hoạch:
- Xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học của trường. Đầu mối xúc tiến phát triển các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học.
- Tiếp nhận và triển khai các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ, địa phương và cơ sở. Theo dõi, quản lý tiến độ thực hiện và tổ chức nghiệm thu các dự án khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm.
b) Công tác quản lý Nghiên cứu khoa học:
- Lập chương trình, tổ chức và mở rộng thực hiện các quan hệ hợp tác NCKH với các đối tác ở địa phương, trong nước và quốc tế.
- Tổ chức và quản lý việc biên soạn và thẩm định giáo trình, tài liệu học tập, sách, tạp chí khoa học và sách tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức quản lý và thu thập các thông tin khoa học thuộc lĩnh vực Giáo dục & Khoa học công nghệ; Theo dõi hoạt động của các trung tâm, kinh doanh dịch vụ về ứng dụng NCKH trong trường.
- Quản lý, điều hành các dự án hợp tác trong nghiên cứu khoa học và đào tạo được phân công. Đầu mối chuẩn bị hồ sơ, làm các thủ tục xin giấy phép hoạt động đối với các chương trình, dự án mới.
- Quản lý các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của người nước ngoài tại trường.
- Triển khai và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và các dịch vụ liên quan đến công tác NCKH. Theo thẩm quyền, tổ chức bảo vệ, đánh giá, xét duyệt, tổng kết & khen thưởng các sáng kiến kinh nghiệm và công trình NCKH của viên chức và sinh viên.
- Tư vấn chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cho địa phương, các cơ sở giáo dục và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan, mở rộng quan hệ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học để tiếp nhận các đơn đặt hàng, đấu thầu, nghiên cứu các chương trình, đề tài nghiên cứu và dự án khoa học.
c) Công tác Hợp tác Quốc tế:
- Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức các buổi làm việc, hội thảo, hội nghị giữa nhà trường với các đoàn khách trong và ngoài nước. Phối hợp với các đơn vị soạn thảo nội dung hội đàm và các văn bản về quan hệ quốc tế trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Tổ chức lưu trữ, quản lý thông tin, tài liệu hồ sơ về quan hệ đối ngoại đúng quy định hiện hành. Quản lý chương trình, nội dung hoạt động của các đơn vị và cá nhân trong trường về hợp tác quốc tế. Phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý sinh viên quốc tế.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường giao.
- Thực hiện công tác tổng hợp và báo cáo về hoạt động nghiên cứu khoa học và đối ngoại theo quy định.
- Theo dõi hoạt động của các trung tâm, dịch vụ của trường về lĩnh vực NCKH và đối ngoại.
- Tiếp nhận, soạn thảo, dịch và gửi các tài liệu, thư điện tử phục vụ cho các hoạt động quan hệ quốc tế của trường. Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính, Quản trị làm thủ tục nhập cảnh; Lập chương trình, nội dung, thời gian của các đoàn nước ngoài đến trường làm việc; Tổ chức đón tiếp, tham quan du lịch, bảo đảm hoạt động cho khách nước ngoài.
d) Kiểm định chất lượng giáo dục.
- Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục hoặc tự thực hiện kiểm định theo định kỳ. Báo cáo kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền.
- Được lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong số các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công nhận để kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo.
- Được khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về các quyết định, kết luận, hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được sử dụng làm căn cứ để xác định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, vị thế và uy tín của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm vụ; Là căn cứ để Nhà nước và xã hội giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất triển khai các giải pháp để đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống công cụ đánh giá (phiếu khảo sát, bảng biểu thống kê,…) chương trình đào tạo, việc giảng dạy của giảng viên, việc học tập của sinh viên, học sinh.
- Tổ chức triển khai lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Tổ chức triển khai công tác tự đánh giá. Hướng dẫn và hỗ trợ các phòng khoa thực hiện công tác tự đánh giá.
- Tổ chức đánh giá trong và tham gia đánh giá ngoài các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng theo yêu cầu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Tham gia tổ chức các hoạt động đảm bảo chất lượng, tập huấn về hoạt động kiểm định chất lượng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ tự đánh giá.
- Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
e) Tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo
- Trường Cao đẳng Y tế tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng kế hoạch tuyển sinh hằng năm trên cơ sở nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của nhà trường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trường Cao đẳng Y tế được tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp khi đã được Tổng cục Dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Trường Cao đẳng Y tế tổ chức và quản lý đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức đào tạo các ngành, nghề tại nơi đủ điều kiện và đã được Tổng cục Dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tổ chức giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo, phương thức tổ chức đào tạo, hình thức đào tạo; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại các cơ sở y tế thông qua hợp đồng với cơ sở y tế; tổ chức đánh giá quá trình đào tạo và kết quả học tập của người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, đề án tuyển sinh hàng năm của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền, tư vấn,… phục vụ công tác tuyển sinh.
- Xây dựng và phối hợp cùng các đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh của nhà trường.
- Phối hợp với các phòng/khoa chuẩn bị nhân sự phục vụ công tác tuyển sinh phù hợp với tình hình chung mỗi năm.
- Chuẩn bị thủ tục, hồ sơ phục vụ công tác tuyển sinh theo đúng quy chế, quy định hiện hành.
- Phối hợp với phòng Thông tin – Khảo thí trực tiếp thu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh theo đúng quy định hiện hành; tổng hợp dữ liệu báo cáo hội đồng tuyển sinh định kỳ, đột xuất và cấp trên theo quy định.
- Tổ chức thi tuyển, xét tuyển, nhập học theo các quy định hiện hành.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ thi tuyển, xét tuyển, trúng tuyển của thí sinh đúng quy định.
f) Quản lý văn phòng mạng lưới Phein
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức (24/06/2024)
Thông báo kết quả xét tuyển viên chức vòng 1 (10/06/2024)